Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Chức năng của các thành phần trong một sản phẩm chăm sóc da

Hầu hết khách hàng mua sản phẩm chăm sóc da vì các yếu tố thương hiệu, vì những quảng cáo hấp dẫn của nhà sản xuất hay người bán hàng; cũng có khách hàng lựa chon sản phẩm vì nghe bạn bè người thân khen là tốt nên bỏ lỡ việc nghiên cứu thành phần trên bao bì. Tuy nhiên, thành phần chăm sóc da là tiếng nói khách quan và trung thực nhất về hiệu quả và lợi ích của sản phẩm. Hôm nay, Snowly Beauty sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thành phần và chức năng của các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da mà bạn thường sử dụng nhé!

Kết quả hình ảnh cho ingredient in product skincare how to read
List thành phần này tập trung nhiều phần khóa ẩm, sẽ hợp da khô, thời tiết mùa đông

1. Dung môi (Solvent):

Hình ảnh có liên quan
Nước là dung môi phổ biến nhất trong sản phẩm chăm sóc da.

Dung môi là thành phần hòa tan các thành phần khác. Ví dụ, dung môi nước hòa tan Vitamin C, vitamin B. Dung môi dầu hòa tan Vitamin E, vitamin A; có những thành phần không tan trong dầu, không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi cồn như Acid Ferulic. Phần lớn sản phẩm chăm sóc da có dung môi chính là nước. Tùy sản phẩm là toner, serum hay lotion, cream, tỷ lệ nước sẽ khác nhau, dao động từ 20%-90% trong sản phẩm.

Dung môi nước thường đứng đầu list thành phần với tên gọi là: Water hoặc Aqua

2. Chất nhũ hóa (Emulsifier):

Hình ảnh có liên quan
Chất nhũ hóa

Đây là thành phần liên kết dầu và nước với nhau thành một khối. Nó hoat động theo nguyên lý giảm sức căng giữa hai bề mặt chất lỏng nước và dầu để trộn lẫn chúng với nhau. Chính vì thế nó còn gọi là chất hoạt động bề mặt. Nếu không có chất nhũ hóa, dầu nhẹ hơn sẽ lơ lửng trên nước hoặc sản phẩm sẽ bị tách nước và dầu.

Một số chất nhũ hóa phổ biến: Cetearyl Alcohol, Ceteareth 20, PEG-100 stearate, Glyceryl Stearate, Polysorbate 20, Laureth-23, Stearic acid...


3. Thành phần hút ẩm (humectant):

Hình ảnh có liên quan
Thành phần humectant hút nước từ môi trường và từ lớp hạ bì cho lớp biểu bì

Đây là thành phần thu hút nước từ môi trướng đề cấp nước cho lớp biểu bỉ của da hoặc lấy nước từ lớp hạ bì lên cấp nước cho lớp da phía trên. 

Các thành thành phần humectant phổ biến là: Glycerin, Hyaluronic Acid, Butylene Glyco, Propylene glyco, Aloe, Sorbitol, Sodium Lactic…


4. Thành phần làm mềm (emollient):

Hình ảnh có liên quan
Lợi ích của thành phần emollient

Là thành phần chứa đầy chất béo có thể lấp đầy kẽ hỡ giữa các tế bào, giảm tình trạng bốc hơi nước, làm da mềm mại, mịn màng. Chất làm mềm thường là các chiết xuất từ dầu thực vật, dầu khoáng, chiết xuất từ động vật. 

Một số thành phần làm mềm thường được sử dụng như: Shea butter, Squalane, Jojoha oil, Argan oil, Lanolin (mỡ cừu).


5. Thành phần khóa ẩm (Occlusive):


Kết quả hình ảnh cho Occlusive petroleum
Petroleum là thành phần khóa ẩm tuyệt vời và ít kích ứng nhất.

Đây là thành phần tạo một lớp phủ như tấm ni-lon lên mặt da chống bốc nước khi da tiếp xúc với không khí khô, nhiệt độ thấp và gió, hỗ trợ chức năng rào cản của da. Làn da khô hoặc thời tiết mùa đông các bạn nên tìm sản phẩm có những thành phần này đứng đầu list thành phần. Các thành phần khóa ẩm thường gặp là loại dầu thực vật, dầu khoáng (petroleum), một số loại sáp, sillicon. Tuy nhiên, các thành phần Occlusive thường khá nặng nề, khó tán nên trong công thức thường kết hợp với một số chất làm mềm để khắc phục tình trạng trên.


6. Thành phần hoạt tính- active ingredient: 
Là những thành phần xử lý một số vấn đề của da như da mụn, da lão hóa, sắc tố không đều màu… Đây là nhóm thành phần có thể không chiếm tỷ lệ cao trong công thức nhưng quyết định tên gọi của sản phẩm. Ví dụ:


Hình ảnh có liên quan


- Sản phẩm có Acid Salicylic, Acid Azelaic thì tên gọi sản phẩm là trị mụn anti-acne, 
- Sản phẩm có thành phần Retinol, Acid Acorbic, AHA thì tên gọi của sản phẩm thuộc dòng chống lão hóa anti-aging.
- Sản phẩm có các thành phần: Tranexamic Acic, Alpha Albutin, Hydroquinone, Mandelic, Niacinamide… thì tên gọi của sản phẩm sẽ là dòng làm sáng da brightening, lightening.

7. Chất bảo quản: 
Chống lại sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Một số chất bảo quản phổ biến như paraben, phenoxyethanol. Đôi khi chất chống oxy hóa và chất ổn định cũng được gọi là chất bảo quản vì chúng ức chế sự phân hủy các thành phần hóa học của sản phẩm.


8. Chất tạo màu, hương liệu: 

Những thành phần thuộc nhóm này dù không mang lại bất kỳ một hiệu quả nào trên da nhưng tạo nên tính thẩm mỹ thu hút cho sản phẩm. Các thương hiệu high-end đặc biết quan tâm đến nhóm thành phần này và khi khách hàng cho bôi sản phẩm lên da chỉ có thể thốt lên gật gù:"wow, đúng là hàng hiệu". 

Hiểu về thành phần mỹ phẩm giúp bạn chọn đúng sản phẩm phù hợp với da mình và sẽ không mất nhiều tiền oan khi mua mỹ phẩm chăm sóc da.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến nám, tàn nhang, gia tăng sắc tố, da lão hóa, mụn... đừng ngại liên lạc với Snowly Beauty nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp một giải pháp phù hợp với tình trạng da hiện tại của bạn. Tất cả những gì bạn cần là trả lời một số câu hỏi theo mẫu và gửi về địa chỉ email: 

bkieu15@gmail.com hoặc bansacviet.beauty@gmail.com.

Snowly Beauty sẽ phản hồi cho bạn trong thời gian sớm nhất ( tối đa không quá 2 ngày kể từ ngày nhận được email của bạn).

Không có nhận xét nào: